Những nguyên tắc về GYM cơ bản cho người mới bắt đầu

 

Trong lĩnh vực tập luyện gym, có rất nhiều điều bạn cần nắm rõ để tập luyện đạt hiệu quả. Những kiến thức cho người mới tập gym là vô vàn. Bạn nên nắm bắt và tìm hiểu từ sớm để biết được mình nên làm gì, cần làm gì và tránh làm gì trước khi bắt đầu. Hãy cùng K-FITNESS GYM & YOGA tìm hiểu về những nguyên tắc về gym cơ bản cho người mới bắt đầu nhé!

Những điều cơ bản về bộ môn GYM bạn cần biết

Những điều cơ bản về bộ môn GYM bạn cần biết
Những điều cơ bản về bộ môn GYM bạn cần biết

Trước khi tiến đến tập luyện, bạn cần tìm hiểu về những kiến thức chỉ số cơ bản. Những chỉ số này vô cùng quan trọng để bạn đánh giá được tình trạng cơ thể. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra mục tiêu thay đổi vóc dáng và sức khỏe tốt nhất.

Bạn đã biết gym là gì hay chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Những thuật ngữ GYM cơ bản

  • Compound: Các bài tập phát triển nhiều nhóm cơ cùng một lúc.
  • Isolation: Các bài tập chỉ chung cho một nhóm cơ hoặc một cơ nhất định
  • Cardio: Các bài tập rèn luyện thể lực, đốt cháy mỡ thừa, rất tốt cho hệ tim mạch
  • Overtraining: Tập luyện quá độ
  • HIIT: Các bài tập cường độ cao
  • Số rep: Tổng số lần lặp lại trong một hiệp của động tác.

Các chỉ số cơ thể và cách đo

Những điều cơ bản về bộ môn GYM bạn cần biết
Chỉ số cơ thể và cách đo – yếu tố tập gym cơ bản

Khi đo chỉ số cơ thể, các HLV sẽ phân tích và hướng dẫn khách hàng xem tình trạng cơ thể. Có 6 chỉ số cơ bản mà bạn cần biết:

  • Cơ – Muscle Mass: Tổng lượng cơ bắp của cơ thể. Chỉ số càng lớn, cơ thể càng săn chắc.
  • Mỡ – Body Fat Mass: Chỉ số đo lượng mỡ trong cơ thể.
  • Cân nặng (Weight): Tổng trọng lượng cơ thể. Đây là chỉ số thông thường nhất để biết cân nặng cơ thể.
  • Protein: Cho biết lượng protein trong cơ thể. Lượng Protein quan trọng trong việc cấu tạo cơ bắp. Chúng bao gồm cơ trơn ở nội tạng và cơ tim.
  • Mineral: Cho biết lượng chất khoáng có trong cơ thể.
  • TBW: Cho biết lượng nước trong cơ thể.

Bên cạnh những chỉ số cơ bản. Trên đây là chỉ số quan trọng bạn không thể bỏ qua:

  • BMI: Chỉ số khối cơ thể để nhận định người gầy hay béo. Tuy nhiên chỉ số sẽ không thể hiện tỉ lệ cơ mỡ trong cơ thể
  • PBF: Chỉ số đo phần trăm mỡ cơ thể. Một người BMI trong khoảng bình thường nhưng lượng PBF có thể vượt ngưỡng bình thường
  • WHR – Waist Hip Ratio: Tỷ lệ eo trên hông = Vòng bụng/ vòng mông. Đây là chỉ số phỏng đoán phần mỡ vùng bụng, nội tạng. (WHR chuẩn là nhỏ hơn 0.75 đối với nữ, nhỏ hơn 0.85 đối với nam)

Ngoài ra còn một số thông số thông số khác như: Exercise Planner, Nutritional Evaluation, Weight Management, Obesity Diagnosis, Weight Control, Segmental Lean,.. để tham khảo.

Các nhóm cơ trên cơ thể

  • Cơ cổ
  • Cơ cầu vai
  • Cơ ngực
  • Cơ tay trước
  • Cơ cẳng tay
  • Cơ bụng
  • Cơ đùi trước
  • Cơ bắp chân
  • Cơ tay sau
  • Cơ lưng dưới
  • Cơ lưng giữa
  • Cơ mông
  • Cơ đùi trước
  • Cơ đùi sau

Kiến thức dinh dưỡng về GYM cơ bản

Kiến thức dinh dưỡng về GYM cơ bản
Kiến thức dinh dưỡng về GYM cơ bản

Dinh dưỡng quyết định tới 50% kết quả tập luyện. Bạn cần biết mình nên ăn gì để tăng cơ, ăn gì để giảm mỡ. Bạn cần ăn uống có khoa học, tránh những món không lành mạnh, nhiều chất bảo quản.

  • Tinh bột: Thành phần dinh dưỡng quan trọng. Tinh bột giúp chúng ta nạp năng lượng cho một ngày dài tập luyện cực độ. Chúng ta có thể nạp tinh bột từ các thực phẩm như: gạo lứt, khoai lang, ngô,..
  • Protein: Chất dinh dưỡng giúp phát triển cơ bắp toàn diện. Chúng giúp bổ sung năng lượng trong quá trình tập luyện. Protein thường có trong thực đơn hàng ngày: trứng, thịt, sữa,..
  • Chất béo: Đây là chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung. Chúng ta rất cần chất béo để xây dựng tế bào.
  • Calo: Đây là nguồn năng lượng giúp cơ thể hoạt động, lượng calo đến từ bữa ăn dinh dưỡng bạn nạp vào cơ thể.

Những nguyên tắc tập GYM cơ bản cho người mới

Nếu không biết thì phải hỏi ngay

Trong quá trình tập gym, bạn có thể hơi e dè và ngại ngùng khi nhờ người khác hướng dẫn tư thế tập đúng cách. Bạn nghĩ rằng mình có thể tập theo video trên mạng vẫn chính xác. Tuy nhiên, việc tự chỉnh dáng cơ thể đôi khi dẫn đến những sai lầm.

Xét về lâu dài, nếu bạn muốn tăng cường độ tập luyện, việc tự tập sai kỹ thuật sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc tập sai kỹ thuật sẽ khó để đạt hiệu quả. Hãy hỏi tham khảo ý kiến của huấn luyện viên, họ sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn.

Từ đó, việc tập luyện sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Xác định cường độ tập luyện phù hợp

Người tập cần điều chỉnh cường độ tập luyện sao cho phù hợp
Người tập cần điều chỉnh cường độ tập luyện sao cho phù hợp

Chia sẻ mạng xã hội:

Bài viết khác:

Tuyển dụng
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ ĐI LÀM NGAY TẠI 𝐊-𝐅𝐈𝐓𝐍𝐄𝐒𝐒 𝐂𝐄𝐍𝐓𝐄𝐑!!!
LỊCH TẬP
LỊCH TẬP YOGA HÀNG TUẦN
CTKM 20/10
𝐔̛𝐔 Đ𝐀̃𝐈 𝐇𝐀̂́𝐏 𝐃𝐀̂̃𝐍 𝐂𝐇𝐀̀𝐎 𝐌𝐔̛̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟐𝟎/𝟏𝟎
GYM
Bạn có biết tập gym 1 tiếng tiêu hao bao nhiêu calo không?
Những nguyên tắc về GYM cơ bản cho người mới bắt đầu
Tổng hợp 10 bài tập gym tại nhà cho nam hiệu quả nhất